Ca thứ 242 mắc COVID-19 là người đàn ông ở Hà Nội đưa vợ đi khám ở BV Bạch Mai hồi tháng 3

Ngày 6/4, Việt Nam ghi nhận 4 ca mắc mới COVID-19

Bệnh nhân 47 tuổi quê ở Mê Linh, Hà Nội đưa vợ đi khám ở Bệnh viện Bạch Mai hôm 12/3 sau đó về nhà. Ngày 6/4, bệnh nhân có kết quả dương tính với COVID-19. Việt Nam có 245 người nhiễm bệnh.

Lúc 18h ngày 6/4, Bộ Y tế thông báo Việt Nam có thêm 4 ca mắc COVID-19, nâng tổng số người mắc bệnh của nước ta lên 245 ca. 95 người đã khỏi bệnh. Trong số các bệnh nhân đang điều trị, có 58 người đã âm tính từ 1-2 lần.

Trong đó, 1 người từng đưa vợ đến khám ở Bệnh viện Bạch Mai, 3 trường hợp được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Cụ thể:

CA BỆNH 242 (BN242): Bệnh nhân nam, 47 tuổi, quốc tịch Việt Nam, cư trú tại xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.

Ngày 12/3, bệnh nhân đưa vợ đi khám bệnh tại Khoa Miễn dịch – Dị ứng, Bệnh viện Bạch Mai và về trong ngày, ăn uống tại quán cơm đường Giải Phóng đối diện cổng bệnh viện.

Từ đó đến nay chưa quay lại bệnh viện. Ngày 30/3, bệnh nhân khai báo trạm y tế và được cách ly tại nhà ở Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội, không có biểu hiện triệu chứng.

Bệnh nhân có  tiếp xúc gần với người nhà, người thân và bạn kinh doanh. Ngày 4/4, anh được lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, ngày 6/4 cho kết quả dương tính với  SARS-CoV-2.

Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

CA BỆNH 243 (BN243): Bệnh nhân nữ, 34 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, sinh sống và làm việc tại Nga.

Ngày 25/3, bệnh nhân từ Nga về Việt Nam trên chuyến bay SU290, ghế 23A, nhập cảnh tại Sân bay Nội Bài. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được đưa đi cách ly tại ký túc xá Đại học FPT, Thạch Thất, Hà Nội.

Xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội ngày 5/4 cho kết quả dương tính với  SARS-CoV-2. Hiện được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

CA BỆNH 244 (BN244): Bệnh nhân nữ, 44 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại Đức Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình, nhân viên phục vụ quán ăn nhanh tại Đức.

Bệnh nhân từ Đức đến Nga trên chuyến bay SU2313, số ghế 20F, nối chuyến từ Nga về Việt Nam trên chuyến bay SU290, ghế 40C, nhập cảnh tại Sân bay Nội Bài ngày 25/3. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được đưa đi cách ly tại ký túc xá Đại học FPT, Thạch Thất, Hà Nội.

Xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội ngày 6/4 cho kết quả dương tính với  SARS-COV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

CA BỆNH 245 (BN245): Bệnh nhân nữ, 21 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại Quỳnh Sơn, Quỳnh Lưu, Nghệ An, nhân viên làm móng tại Tây Ban Nha.

Bệnh nhân từ Tây Ban Nha đến Nga trên chuyến bay SU250, số ghế 26B, nối chuyến từ Nga về Việt Nam trên chuyến bay SU290, số ghế 30H và  nhập cảnh tại Sân bay Nội Bài ngày 25/3.

Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được đưa đi cách ly tập trung tại ký túc xá Đại học FPT, Thạch Thất, Hà Nội.

Xét  nghiệm của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội ngày 6/4 cho kết quả dương tính SARS-COV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Võ Thu

Theo Giadinh

Vàng tăng giảm đầu ngày. Ảnh: Khả Hòa

Giá vàng ngày 6.4: ‘Co giật’ do Covid-19 lộng hành

Vàng vẫn không ngừng “co giật” trong sáng 6.4 trước thông tin dịch Covid-19 vẫn tiếp tục lây lan ảnh hưởng nặng nề đến các nền kinh tế.

Giá vàng miếng SJC sáng 6.4 giảm 50.000 đồng/lượng so với cuối tuần qua. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC mua vào 47 triệu đồng/lượng, bán ra 48 triệu đồng/lượng. Ngược lại, Eximbank tăng giá vàng miếng SJC 100.000 đồng/lượng, mua vào 46,9 triệu đồng/lượng, bán ra 47,7 triệu đồng/lượng.

Vàng trên thị trường thế giới sáng 6.4 lao từ mức giá 1.622 USD/ounce xuống 1.609,3 USD/ounce rồi tăng nhanh lại lên mức 1.625 USD/ounce và giảm về 1.617 USD/ounce, giảm 5 USD/ounce so với cuối tuần qua.

Nhiều dự báo cho rằng giá vàng trong tuần này sẽ tăng mạnh trước những gói hỗ trợ kinh tế của các nước.
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng khá nặng nề đến một số nền kinh tế lớn. Thị trường lao động Mỹ có số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lên đến 6,6 triệu, cao gấp đôi so với tuần trước đó.

Chỉ trong 2 tuần số đơn xin trợ cấp lên đến 10 triệu. Bảng lương phi nông nghiệp cũng mất 700.000 việc trong tháng 3. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong tháng 3 nhảy vọt lên mức 4,4% từ mức 3,5% của tháng 2, bỏ xa dự báo chỉ ở mức 3,8%…

Những con số này được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới khi dịch Covid-19 đang tiếp tục lây lan, số người nhiễm bệnh mới và chết ngày càng tăng.

Tính đến sáng 6.4, số người nhiễm bệnh trên toàn cầu lên 1,27 triệu người, người chết 69.309 người và số hồi phục 259.810 người.

Số người bị lây nhiễm tại Mỹ không ngừng tăng, đã lên đến 335.524 người, số người chết lên 9.562 người và người hồi phục 17.266 người.

Hai tổ chức World Bank và IMF cảnh báo suy thoái kinh tế toàn cầu và đưa ra gói cứu trợ 28 quốc gia chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Theo World Bank, sự lây lan nhanh đến mức khó kiểm soát của đại dịch Covid-19 có thể gây ra tình trạng hỗn loạn kinh tế toàn cầu và dẫn đến suy thoái. Các quốc gia nghèo hoặc có nền y tế kém phát triển sẽ là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Còn IMF cảnh báo Covid-19 có thể gây ra khủng hoảng với mức độ nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 – 2009. Các quốc gia nhận được hỗ trợ chủ yếu nằm tại khu vực châu Phi, châu Á, Mỹ La tinh và Ca-ri-bê.

Một yếu tố chặn đà tăng của vàng đó là các nhà đầu tư bán vàng lấy USD bổ sung tiền ký quỹ trên thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh.

Đồng thời, nhu cầu vàng vật chất đang có xu hướng giảm, đặc biệt thị trường Trung Quốc. Người dân tập trung ưu tiên mua những hàng thiết yếu trong mùa dịch thay vì vàng.

Thanh Xuân (Theo TNO)

  • Xem thêm:

Cọp ở Mỹ bị nhiễm COVID-19

Khủng hoảng y tế ở Ecuador: Người tử vong vì Covid-19 nhiều ngày không chôn cất, phải đặt thi thể trong thùng các-tông vì thiếu quan tài

Trốn khỏi nơi cách ly để đi dạo công viên, 3 du học sinh Việt Nam đối diện với mức phạt nặng của Hàn Quốc