Phát hiện hành tinh giàu nhất vũ trụ, chứa đầy kim cương

Những hành tinh châu báu giàu có nhất hành tinh không ít lần khiến các nhà khoa học phải bất ngờ khi khám phá. Không chỉ là đất và sắt như Trái Đất, trên bề mặt chúng còn chứa hồng ngọc, sapphire, thậm chí kim cương,…

Hành tinh mây ngọc HAT-P-7b lớn hơn Trái Đất gấp 16 lần, được phát hiện bởi nhóm nhà nghiên cứu từ các trường Đại học Anh. Nơi đây sở hữu hệ thống thời tiết vô cùng khắc nghiệt nhưng hấp dẫn vô cùng.
Đây là một trong những hành tinh giàu có nhất trong vũ trụ khi sở hữu các đám mây được tạo thành từ corundum, khoáng chất giúp hình thành nên hồng ngọc và sapphire.
Vì là một hành tinh khí, các đám mây ngọc quý cực kỳ nhiều và dày đặc. Tuy nhiên, chẳng ai có thể đặt chân tới HAT-P-7b bởi lẽ ngoài khoảng cách quá xa thì nhiệt độ bề mặt nóng tới 2.860 độ C là quá khắc nghiệt để tiếp cận.
Được mệnh danh là hành tinh của kim cương và cái chết, WASP-12b nằm trong chòm sao Auriga, sở hữu bầu khí quyển căng phồng, bị ngôi sao mẹ dần ăn mòn thông qua các cơn gió sao.
Nồng độ carbon trên hành tinh chết chóc cao đến ngạc nhiên trong khí quyển. Điều đặc biệt, các nhà khoa học tin rằng hành tinh “đại gia” này không sở hữu địa chất silicat như Trái Đất, mà là một hành tinh làm bằng kim cương.
Không phải một, mà là bộ 3 hành tinh lõi ngọc từng được các nhà nghiên cứu từ Đại học Zurich (Thụy Sỹ) và Cambridge (Anh) phát hiện. Lõi của chúng thay vì sắt như trái đất sẽ có nhiều canxi và nhôm, bao gồm cả corundum – thứ tạo nên hồng ngọc và sapphire.
Một trong số đó là hành tinh giàu có HD219134b – siêu Trái đất nặng gấp 5 lần hành tinh chúng ta nhưng có tỉ trọng nhỏ hơn.
Tiếp đến là chòm sao Cassiopeia, quỹ đạo chỉ 3 ngày; 55 Cancri e, cách 41 năm ánh sáng, quỹ đạo 18 giờ.
Và “thành viên” cuối cùng trong bộ ba hành tinh lõi ngọc là WASP-47 e, cách 870 năm ánh sáng, quỹ đạo 18 giờ.

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *