Quốc gia đầu tiên có hơn 2.000 ca Covid-19 tử vong trong một ngày

Trong 24 giờ, tính đến 20 giờ 30 ngày 10.4, Mỹ ghi nhận thêm 2.108 ca Covid-19 tử vong, trở thành nước đầu tiên có hơn 2.000 người chết vì dịch này trong một ngày, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins.

Số ca Covid-19 tử vong ở Mỹ sắp gần bằng Ý

Cũng trong 24 giờ nói trên, Mỹ có thêm 35.098 ca nhiễm Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 496.535.

Tính đến 23 giờ ngày 10.4 (tức 12 giờ trưa 11.4 theo giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm ở Mỹ là 501.560 và tổng số ca tử vong tăng lên 18.777, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins.

Giới chức Mỹ cảnh báo số ca tử vong có thể đạt đỉnh trong tuần này rồi sau đó sẽ giảm khi có dấu hiệu cho thấy số ca nhiễm mới ở bang New York, tâm dịch Covid-19 ở Mỹ, không tăng nữa, theo Reuters.

Mỹ hiện là quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất thế giới và chỉ đứng sau Ý về số ca tử vong. Ý hiện có 18.849 ca Covid-19 tử vong và tổng số ca nhiễm là 147.777. Quốc gia đứng thứ 3 về số ca tử vong là Tây Ban Nha, với 16.081 ca và hơn 158.000 ca nhiễm.

Tính đến nay, tổng số ca nhiễm Covid-19 trên phạm vi toàn cầu đã tăng lên hơn 1.698.000, với hơn 102.770 ca tử vong, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins.

Theo Thanhnien

Mỹ bước vào đỉnh dịch Covid-19

Mô hình dự báo mới cho thấy đỉnh dịch Covid-19 ở Mỹ sẽ diễn ra vào ngày mai (12.4), với ước tính hơn 2.000 người sẽ tử vong trong chỉ một ngày.

Các khách hàng giữ khoảng cách an toàn khi xếp hàng trước siêu thị Target ở TP.New York

CNN ngày 10.4 đưa tin mô hình trên là kết quả nghiên cứu của Viện Đo lường và Đánh giá sức khỏe (IHME) thuộc Đại học Washington (Mỹ). Theo mô hình này, đại dịch Covid-19 được dự báo sẽ gây số tử vong cao nhất tại Mỹ vào ngày 12.4, làm 2.212 người tử vong và sau thời điểm này, số ca tử vong sẽ giảm dần.

Dự báo tổng số tử vong lên đến hơn 60.000

Mô hình của IHME cũng ước tính tổng số ca tử vong ở Mỹ do Covid-19 tính đến tháng 8 sẽ là 60.415, nếu việc cách ly xã hội còn kéo dài đến hết tháng 5.

Theo tạp chí Forbes, mô hình IHME đã được giới chức Nhà Trắng sử dụng để dự đoán số người tử vong và điều chỉnh cách chính phủ liên bang ứng phó đại dịch.

Tiến sĩ Christopher Murray, Giám đốc IHME, cho biết cách ly xã hội là rất quan trọng. “Như chúng tôi từng lưu ý, quỹ đạo của đại dịch sẽ thay đổi – và sẽ tồi tệ hơn – nếu mọi người giảm cách ly xã hội hoặc lơ là các biện pháp phòng chống dịch bệnh”, ông Murray nhấn mạnh.

Theo IHME, cách ly xã hội nếu được thực hiện tốt có thể giúp kết thúc đợt sóng đầu tiên của dịch Covid-19 tại Mỹ vào đầu tháng 6.

“Nếu các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng hoặc không được thực hiện tốt, Mỹ sẽ thấy số ca tử vong cao hơn, đỉnh điểm tử vong sẽ muộn hơn, gánh nặng đối với các bệnh viện sẽ lớn hơn nhiều và chi phí sẽ tiếp tục tăng”, theo tờ The Hill dẫn lời cảnh báo của ông

Tại New York, Thống đốc Andrew Cuomo ngày 9.4 cho biết số người nhập viện tại tiểu bang giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, dù số ca tử vong đang gia tăng. Số ca chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt và thở máy cũng giảm nhiều. Theo ông Cuomo, đây cũng là dấu hiệu cho thấy việc hạn chế tiếp xúc xã hội giúp “làm ngang” đường cong đồ thị lây nhiễm. Tuy nhiên, ông Cuomo cảnh báo mọi thứ sẽ đảo ngược nếu lơ là việc cách ly xã hội.

Bắc Kinh tố Đài Loan tổ chức công kích WHO

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua cáo buộc Đài Loan công kích “độc địa” nhắm vào Tổ chức Y tế thế giới (WHO), xúi giục người dùng internet có bình luận phân biệt chủng tộc nhằm vào Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, theo AFP.

Bắc Kinh còn tố Đài Loan lợi dụng đại dịch Covid-19 để giành độc lập khỏi Trung Quốc đại lục. Đáp lại, cơ quan ngoại giao Đài Loan yêu cầu Trung Quốc đại lục chấm dứt dùng WHO để “gây áp lực và bôi nhọ chính trị”.

Đài Loan cũng yêu cầu ông Tedros xin lỗi vì ông “vu khống” chính quyền vùng lãnh thổ này khuyến khích công kích cá nhân chống lại ông.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ lên án WHO thân thiết với Trung Quốc, đưa ra cảnh báo quá muộn về Covid-19, phớt lời cảnh báo của Đài Loan về nguy cơ SARS-CoV-2 lây nhiễm từ người sang người. Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa cắt giảm tài trợ WHO, chỉ trích tổ chức này “lấy Trung Quốc làm trung tâm”.

Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ Anthony Fauci cũng thừa nhận cách ly xã hội đã phát huy tác dụng. “Vào thời điểm chúng ta chứng kiến số ca tử vong gia tăng, chúng ta cũng thấy nhu cầu nhập viện giảm đáng kể.

Điều đó có nghĩa là những gì chúng ta đang làm là hiệu quả, nên chúng ta cần tiếp tục thực hiện”, theo Đài CNN dẫn lời ông Fauci.

Cách ly xã hội đang đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống Covid-19, Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) Robert Redfield nhận định.

“Chúng ta đang bước vào đỉnh dịch, hiện có thể nhìn thấy phía bên kia của đường cong đồ thị và chúng ta sẽ thấy đợt bùng phát này tiếp tục giảm đi trong những tuần tới”, ông Redfield nói thêm.

Trong khi đó, Đài ABC dẫn nguồn tin cho hay các chuyên gia thuộc Trung tâm quốc gia về tình báo y tế (NCMI) – một nhánh của Cơ quan Tình báo quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ vào tháng 11.2019 từng đưa ra một bản báo cáo nhằm cảnh báo Lầu Năm Góc và chính quyền Tổng thống Donald Trump về dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, song thông tin này đã bị phớt lờ. Tuy nhiên, Giám đốc NCMI Shane Day hôm 9.4 đã bác bỏ việc tồn tại của bản báo cáo trên, theo Đài CNN.

Theo Thanhnien

Xem thêm:

Người đầu tiên lãnh 9 tháng tù liên quan không đeo khẩu trang, chống người thi hành công vụ

Sửng sốt Trung Quốc tái thử nghiệm thủy phi cơ AG600 lớn nhất thế giới sau dịch bệnh

Các nhà khoa học Nga cảnh báo về khả năng bùng phát dịch bệnh mới


Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *