Trưởng khoa Nhiễm D, BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM: Phổi nam phi công người Anh đang tái sinh, hy vọng trên 50% có thể cứu sống bệnh nhân

Đối với một bệnh nhân còn nằm hồi sức với một mớ dây nhợ thì nguy cơ rất là cao (tắc phổi, nhiễm trùng…). Chỉ biết rằng hiện giờ bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và mình có gì đó hi vọng trên 50% bệnh nhân sống được với thở máy, ECMO”, BS CKII Nguyễn Thanh Phong – Trưởng Khoa Nhiễm D, BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM nói.

Phổi nam phi công đang tái sinh, nhập thuốc kháng đông từ Đức về để cứu chữa

Sau hơn 1 tháng được điều trị tích cực tại BV Bệnh Nhiệt đới, sức khỏe nam phi công người Anh đã có những tín hiệu lạc quan.

Tính đến ngày 22/4, tình hình sức khỏe nam bệnh nhân đã ổn định, qua cơn nguy kịch. Kết quả xét nghiệm PCR dịch mũi họng ngày 21/4 của bệnh nhân này dương tính với SARS-CoV-2 kể từ lần âm tính mới nhất vào 2 ngày trước. Kết quả xét nghiệm dịch rửa phế quản đã cho kết quả âm tính lần thứ 6. Bệnh nhân nằm yên với thuốc an thần, thở tốt, không chảy máu thêm, tiểu 3.000 ml/24 giờ.


Bác sĩ CKII Nguyễn Thanh Phong – Trưởng khoa Nhiễm D, BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.

Bệnh nhân vừa ngưng chạy thận hôm 21/4, bắt đầu qua giai đoạn đa niệu tổn thương thận. Riêng phổi vẫn còn đông đặc, tuy nhiên những thông số của bệnh nhân có phần cải thiện.

Phổi bệnh nhân trong giai đoạn này đang tái sinh, hồi phục nên mình vẫn chạy ECMO để phổi được nghỉ ngơi. Mình không được vội mà phải chờ mô phổi phục hồi từ từ, sau đó mới cai được ECMO. Có thể nói, ECMO là phương tiện để cứu sống bệnh nhân trong thời điểm hiện tại” – bác sĩ Nguyễn Thanh Phong nói.


Việc cứu chữa cho nam bệnh nhân 91 gặp rất nhiều khó khăn.

Kết quả siêu âm phổi mới nhất của nam phi công cho thấy một nửa phổi bên trái của bệnh nhân đông đặc và tình trạng tương tự ở 1/3 dưới phải. So với ngày 18/4, tình trạng đông đặc ở phổi trái đã có cải thiện. Các bác sĩ đang nỗ lực duy trì hệ thống ECMO ổn định, hạn chế không để xảy ra các biến chứng. Đồng thời, xử lý kịp thời các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình bệnh nhân nằm hồi sức.

Vấn đề hiện tại của bệnh nhân là tình trạng viêm phổi do vi khuẩn Burkholderia cepacia và vi nấm aspergillus. Nam phi công tiếp tục được thở máy và can thiệp ECMO lâu dài, các bác sĩ cũng đang giảm dần các thông số máy. Bệnh nhân tiếp tục được sử dụng kháng sinh, kháng nấm và tập vật lý trị liệu hô hấp cải thiện chức năng phổi.

 

Bác sĩ Phong cho biết về kết quả xét nghiệm dịch mũi họng vẫn còn dương tính yếu của nam bệnh nhân.

Lý giải về chuyện kết quả xét nghiệm âm tính rồi lại dương tính yếu với dịch mũi họng, bác sĩ Phong giải thích có nhiều yếu tố tác động. Trong đó, một trong hai lý do là lúc phết không đúng chỗ virus cư trú và tải lượng virus còn rất thấp.

Vấn đề nam phi công mình không đặt nặng chuyện virus nữa, mà là giải quyết chuyện rối loạn đông máu và tăng đông. Đặc biệt, việc dùng thuốc kháng đông phải sao cho đúng để không dẫn đến tình trạng xuất huyết não. Một chuyện đau đầu của ca này là vừa đông máu, vừa chảy máu nên việc điều chỉnh khá vất vả.


Sơ đồ sàng lọc bệnh nhân tại khoa Nhiễm D, hiện nam phi công đang được điều trị đặc biệt tại đây.

Bây giờ mình đang kiểm soát rối loạn đông máu, tăng đông bằng 1 thuốc kháng đông tĩnh mạch mới nhập từ bên Đức về, sáng hôm nay (21/4) mới bắt đầu sử dụng” – bác sĩ Phong thông tin.

Hàng chục y bác sĩ ngày đêm túc trực, hội chẩn cho nam phi công

Nhập viện từ 18/3, nam bệnh nhân 91 là một trong những ca bệnh Covid-19 nặng nhất tại Việt Nam. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có phản ứng miễn dịch rất dữ dội, sốt cao liên tục từ khi mắc bệnh, cơ thể tiết ra chất chống viêm tấn công phổi, thận và các cơ quan khác.

Bệnh nhân có diễn tiến ngày càng xấu, suy hô hấp tăng dần, các bác sĩ phải hỗ trợ hô hấp thở oxy mũi, sau đó chuyển sang thở oxy mask (thở qua mặt nạ) và ngày 5-4 phải thở máy xâm lấn.


Màn hình theo dõi phòng bệnh của nam phi công, các điều dưỡng, nhân viên y tế cũng túc trực 24/24.

Để điều trị cho bệnh nhân này, ngoài những ê-kíp luôn túc trực bên bệnh nhân, còn có các chuyên gia hàng đầu từ Hà Nội, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM luôn có mặt 24/24 giờ để hội chẩn trực tuyến, tìm hướng điều trị tốt nhất.

Dù nam phi công không có bệnh lý nền, song quá trình bệnh nhân mắc bệnh chuyển biến nặng có thể phụ thuộc vào yếu tố như độc lực của virus, phản ứng của cơ thể và hệ thống miễn dịch. Bệnh nhân lại thừa cân, béo phì với cân nặng 100kg. Trên cơ địa béo phì, khi bị siêu vi thâm nhập, tấn công, bệnh nhân thường có diễn tiến nặng hơn, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.


Bác sĩ Phong chia sẻ về những khó khăn trong quá trình điều trị cho ca bệnh 91.

Nếu lúc trước điều trị hàng chục bệnh nhân vẫn bình thường, nhưng chăm sóc một mình nam phi công rất vất vả, bởi ngoài chuyện về chuyên môn còn nhiều yếu tố khác. Nam bệnh nhân vẫn không có một phác đồ điều trị, vì còn quá mới, các bác sĩ vừa điều trị, vừa rút kinh nghiệm.

Một may mắn là chúng tôi có một group chat gồm tất cả chuyên gia hàng đầu về hồi sức, truyền nhiễm, cấp cứu, hô hấp, huyết học…, cập nhật liên tục tình hình bệnh nhân 24/24. Bất cứ diễn tiến nào của bệnh nhân cũng được cập nhật lên và được chúng tôi xử lý kịp thời. Bệnh viện luôn bố trí đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hồi sức gồm 6 người, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng điều động 2 bác sĩ, thay phiên nhau trực 24/24 tại khoa để theo dõi sát từng diễn tiến của bệnh nhân“, BS CKII Nguyễn Thanh Phong – Trưởng khoa Nhiễm D nói.

Ngoài ra, bác sĩ Phong cho biết còn bố trí một đội ngũ điều dưỡng khoảng 20 người để tham gia điều trị cho bệnh nhân này. Tất cả đều được bố trí thời gian hợp lý để lúc nào cũng có 1-2 bác sĩ và 2-3 điều dưỡng túc trực trong phòng áp lực âm, chăm sóc cho bệnh nhân.

“Đến thời điểm hiện tại, để bệnh nhân qua cơn nguy kịch, có diễn tiến về mặt sức khỏe là công sức của cả một tập thể. Bây giờ mình vẫn chưa dám nói được điều gì bởi đối với một bệnh nhân còn nằm hồi sức với một mớ dây nhợ, thì nguy cơ rất là cao, nguy cơ tắc phổi, nhiễm trùng… Chỉ biết rằng hiện giờ bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và mình có gì đó hi vọng trên 50% bệnh nhân sống được với thở máy, ECMO”, bác sĩ Nguyễn Thanh Phong chia sẻ.


Hi vọng nam phi công sẽ chiến thắng được bệnh tật, hiện bệnh nhân vẫn phải thở máy, ECMO.

Theo Toquoc

Thông báo tình hình điều trị 3 ca nặng mắc Covid-19, có bác của BN17

Xem thêm :

Nhật tung gói cứu trợ giúp gái ngành tình dục mất khách vì COVID-19

+ Hà Giang tiếp tục phong tỏa 1 trạm y tế, 8 ca bệnh nghi ngờ dương tính

Lại xuất hiện bệnh nhân “siêu lây nhiễm” tại Trung Quốc khiến 50 người mắc bệnh, thành phố 10 triệu dân có nguy cơ phong tỏa


Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *