Động đất ở Trung Quốc trên thượng nguồn Tam Hiệp

Trung Quốc cảnh báo lũ số 1 thượng nguồn Đập Tam Hiệp, liên tiếp động đất giữa mưa lũ.

Trưa 2/7, Ủy ban Tài nguyên nước Trường Giang (CWRC) đã phát cảnh báo khẩn rằng, thượng nguồn sông Dương Tử có thể trải qua “trận lũ lụt số 1 của sông Dương Tử năm 2020”.

Lúc 10 giờ sáng cùng ngày, CWRC đã báo cáo lượng nước vào hồ chứa đập Tam Hiệp được dự báo ở mức 50.000 mét khối mỗi giây, tương đương với mức lũ năm 1998 ở Trung Quốc.

Hình ảnh đập Tam Hiệp xả lũ.

Do mưa không ngừng, mực nước ở thượng nguồn sông Dương Tử, sông Ngô, khu vực Tam Hiệp và hệ thống nước hồ Động Đình sẽ “tăng đáng kể” và mực nước ở mỗi trạm giữa các con sông sẽ tiếp tục dâng lên.

Tính đến 7 giờ sáng 2/7, lượng nước chảy vào hồ chứa Tam Hiệp đã đạt 47.000 mét khối mỗi giây và lên ngưỡng 50.000 lúc 14h cùng ngày. Mực nước tại trạm Vũ Long trên sông Ngô Giang tăng lên 191,7m và mực nước ở trung lưu Lianhuatang tăng tới 31,68m.

Dù giới chức Trung Quốc khẳng định đập an toàn và nhấn mạnh những lo ngại đập Tam Hiệp có nguy cơ vỡ là vô lý, nhưng trên thực tế khu vực này đang tiếp tục hứng chịu các đợt ngập lụt nặng nề, sạt lở đất và thậm chí cả một trận động đất hôm 2/7.

Theo Trung tâm Mạng lưới Động đất Trung Quốc (CENC), trận động đất mạnh 3,2 độ làm rung chuyển quận Zoige, tỉnh Tứ Xuyên ở độ sâu 8 km. Vụ động đất xảy ra lúc 4h 7 phút sáng ngày 2/7, gây thêm lo ngại về tình hình liên quan đến đập Tam Hiệp.

Trận động đất nhẹ ghi nhận ở Tứ Xuyên.

Quận Zoige nằm ở thượng nguồn của đập Tam Hiệp. Mặc dù cường độ của trận động đất không quá lớn nhưng với độ sâu chấn tiêu nông, cộng với tình hình lũ lụt hiện nay – khiến đập Tam Hiệp phải xả cống, giới quan sát lo ngại sẽ xảy ra lở đất.

Ông Feng Tian Lao Wang – một nhà địa chấn học Trung Quốc cảnh báo trên YouTube từ hôm 26/6 rằng, lũ lụt ở lưu vực sông Dương Tử sẽ lên đến đỉnh điểm vào ngày 2/7 và một trận động đất cũng sẽ xảy ra vào ngày hôm đó, theo Taiwan News.

Nhà địa chất học này cho rằng, nếu một trận động đất xảy ra ở thượng nguồn sông Dương Tử, nó có thể khiến một trong những con đập nhỏ hơn bị sập, kéo theo hiệu ứng domino ảnh hưởng xấu đến đập Tam Hiệp.

Ngoài ra, đập Tam Hiệp nằm trên hai đường đứt gãy lớn là Jiuwanxi và Zigui-Badong. Sự thay đổi lớn về áp lực nước trong hồ chứa của đập (do lũ lụt) có thể dẫn tới động đất, một hiện tượng được gọi là “địa chấn hồ chứa”.

Điều này sẽ dẫn đến lở đất, ít nhất là làm trầm trọng thêm tình hình lũ lụt trong khu vực và có khả năng đe dọa sự toàn vẹn của đập chính.

Đáng chú ý là ngoài trận động đất nhỏ ở Tứ Xuyên, trang báo cáo dữ liệu động đất là Earthquake Report cũng ghi nhận một vụ động đất xảy ra hôm 2/7 với cường độ 4,5 richter xảy ra ở tỉnh Quý Châu của Trung Quốc.

Tỉnh Quý Châu cũng ghi nhận động đất ở mức 4,5 độ richter vào cùng ngày 2/7.

Trang này cho biết, tỉnh Quý Châu đã thử nghiệm thành công một hệ thống cảnh báo sớm về động đất. Một cảnh báo sớm đã được phát trên đài truyền hình quốc gia chỉ 11 giây trước khi xảy ra vụ động đất.

Trận động đất, ban đầu được ước tính là 4,1 độ richter tại một thị trấn của tỉnh này. Sau đó các phương pháp đo đạc thủ công đã xác định trận động đất có cường độ 4,5 richter.

Cơ quan Khí tượng Trung Quốc đã phát đi cảnh báo mưa lớn liên tục trong 31 ngày qua.

Trong vài ngày qua, lũ lụt nghiêm trọng xảy ra ở cả trên và dưới đập Tam Hiệp, bao gồm TP Nghi Xương nằm cách con đập chỉ 40 km và Phượng Hoàng cổ trấn nằm ở thượng nguồn.

Hôm 1/7, Tân Hoa Xã dẫn lời quan chức Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc Wang Zhangli cho biết, kể từ tháng 6 năm nay, 250 con sông khắp Trung Quốc đã xảy ra lũ lụt trên mức cảnh báo, chủ yếu ở khu vực Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, Tứ Xuyên, Trùng Khánh và An Huy.

Ủy ban Tài nguyên nước Trường Giang cũng từng phát cảnh báo màu xanh cho sông Ngô Giang, vùng hồ chứa nước Tam Hiệp và thượng lưu sông Dương Tử.

Quế Chi

Theo Baodatviet


Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *