Giá vàng tăng vọt, tiến sát mốc 50 triệu đồng/lượng

Trong phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng trong nước và trên thế giới tiếp tục đà tăng vọt trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục lây lan mạnh ở nhiều quốc gia. Giá vàng trong nước đã vọt lên mức 49,92 triệu đồng/lượng, thiết lập mức đỉnh mới.

Lúc 10 giờ giờ 30 ngày 4.7, giá vàng miếng SJC tại thị trường Hà Nội theo niêm yết của Tập đoàn DOJI là 49,57 triệu đồng/lượng (mua vào) và 49,72 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tại thị trường TP.HCM, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 49,5 triệu đồng/lượng và 49,9 triệu đồng/lượng. Giá vàng Phú Quý SJC cũng đang giao dịch ở mức 49,52 – 49,74 triệu đồng/lượng. Giá vàng Ngọc Hải tại Long An, Bến Tre, Tiền Giang và TP.HCM cũng theo đà tăng khi giao dịch ở ngưỡng 49,35 – 49,92 triệu đồng/lượng.

Giá các sản phẩm vàng 999,9 của nhiều doanh nghiệp kim hoàn lớn khác dao động quanh ngưỡng 49,15 triệu đồng/lượng ở chiều mua và 49,7 triệu đồng/lượng ở chiều bán. Nhẫn tròn Phú Quý của Tập đoàn Phú Quý mua vào ở 49,1 triệu đồng/lượng và bán ra ở 49,65 triệu đồng/lượng. Nhẫn tròn Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu có giá tương ứng lần lượt là 49,19 triệu đồng/lượng và 49,79 triệu đồng/lượng.

Như vậy, so với giá chốt phiên hôm qua, giá vàng miếng hiện tăng 20.000 – 150.000 đồng/lượng, tùy niêm yết của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, khoảng cách giữa giá mua vào và bán ra đã nới rộng từ 400.000 – 600.000 đồng/lượng.

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng đang giao dịch quanh ngưỡng 1.775 USD/ounce, gần như không đổi so với đầu giờ sáng qua.Giá vàng hiện vẫn đứng ở mức cao quanh 8 năm nhờ giới đầu tư đa dạng hóa các danh mục tài sản đầu tư, cả vào chứng khoán, tiền tệ cũng như vàng để đảm bảo sự an toàn, linh hoạt trong bối cảnh triển vọng hồi phục kinh tế thế giới không chắc chắn.

Ngoài ra, giá vàng thế giới tăng cao còn do nhà đầu tư lo lắng về hồi phục kinh tế có thể sẽ gặp khó khăn do sự tăng vọt số ca nhiễm tăng vọt. Về lâu dài, chính sách tiền tệ nới lỏng của nhiều quốc gia cũng củng cố cho đà tăng của giá vàng.

Giá vàng phục hồi trong các phiên gần đây còn do thông tin tích cực từ báo cáo việc làm của Mỹ trong tháng 6 cho thấy tăng trưởng việc làm cao hơn dự kiến ​​và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn. Dữ liệu kinh tế toàn cầu và gần đây của Mỹ cũng thấy rằng sự phục hồi của nhiều nền kinh tế được đánh giá là nhanh hơn dự kiến ​​ban đầu.

Về lâu dài, vàng cũng có thể nhận được hỗ trợ từ chính sách tiền tệ nới lỏng của nhiều quốc gia sau khi Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2020 với mức giảm gần 5%.

Những yếu tố thúc đẩy tăng giá vàng trên đang vượt xa sức ép giảm giá từ sự quay trở lại của COVID-19 ở nhiều tiểu bang Mỹ, buộc một số nơi phải đóng cửa doanh nghiệp. Các thị trường liên quan cũng biến động khá tích cực, với giá dầu thô tăng cao hơn và hiện giao dịch quanh mức 40,20 USD/thùng; chỉ số đồng đô la Mỹ tương đối ổn định; lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ hiện ở mức 0,7%…

“Thị trường vàng tiếp tục thể hiện khả năng phục hồi, biểu đồ kỹ thuật của vàng gợi ý xu hướng tăng giá còn tiếp diễn trong thời gian tới”, Jim Wyckoff, biên tập viên cao cấp của Kitco nhận định.

Theo Motthegioi