Góc khuất tồn đọng đẩy ngành du lịch tỉnh Bình Thuận phát triển kiểu ‘đầu voi đuôi chuột’

Sau khi có bài phản ánh về tình trạng ế ấm vì vắng khách của ngành du lịch tỉnh Bình Thuận. Nhóm PV Báo điện tử Tầm Nhìn tiếp tục đi tìm ra câu trả lời cho việc tại sao với một thị trường có rất nhiều những thế mạnh, tiềm năng sẵn có như hiện nay, du lịch Bình Thuận vẫn chưa hề tạo ra được sự phát triển tương xứng.

Bài 2: Nguyên nhân dẫn đến thị trường du lịch Bình Thuận ế ẩm vắng khách

>> Góc nhìn toàn cảnh về hiện trạng ngành du lịch Bình Thuận

>>> Bình Thuận: Góc nhìn toàn cảnh về hiện trạng ngành Du lịch tỉnh Bình Thuận

Vì đâu nên nỗi?

Mặc dù có rất nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế và du lịch, nhưng tỉnh Bình Thuận vẫn chưa tận dụng được triệt để để khai thác hết tài nguyên và những lợi thế của mình, chưa thu hút được các nhà đầu tư chiến lược tạo động lực phát triển du lịch.

 goc khuat ton dong day nganh du lich tinh binh thuan phat trien kieu dau voi duoi chuot
Nhiều khu nghỉ dưỡng bỏ hoang vì không có khách.
 goc khuat ton dong day nganh du lich tinh binh thuan phat trien kieu dau voi duoi chuot
Nhiều khu nghỉ dưỡng bỏ hoang vì không có khách.

Những dự án về du lịch được tỉnh chấp thuận đầu tư vẫn còn triển khai chậm do nhiều nguyên nhân như vướng đền bù, giải tỏa. Một số nhà đầu tư chậm triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư, thiếu năng lực tài chính hoặc không có thiện chí đầu tư, chờ đợi các dự án trong cùng khu vực triển khai, xây dựng cầm chừng đối phó.

Sự phối hợp của các ngành, địa phương trong việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của dự án chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao… Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở hạ tầng xây dựng chưa sát với các dự án nên một số dự án du lịch chưa được triển khai xây dựng.

Việc phân bổ, huy động các nguồn vốn để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, thực hiện công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chưa đảm bảo yêu cầu.

 goc khuat ton dong day nganh du lich tinh binh thuan phat trien kieu dau voi duoi chuot
Tình trạng xả rác thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường diễn ra khá phổ biến.

Tại một số khu, điểm du lịch còn tồn tại một số vấn đề chưa được giải quyết, xử lý có hiệu quả như hiện tượng sạt lở bờ biển do triều cường, sự thiếu hụt về các dịch vụ hỗ trợ như hệ thống nhà vệ sinh công cộng, trạm cứu hộ ở các bãi tắm ven biển, hệ thống điện chiếu sáng ở một số khu vực, tuyến đường.

Bà Nguyễn Lan Ngọc (Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận) cho biết: “Một trong những khó khăn là kết cấu hạ tầng về du lịch, đặc biêt là tuyến đường bộ nối liền với các thành phố lớn để giúp cho du khách đến với Bình Thuận dễ dàng hơn, thuận tiện hơn. Hiện nay đường cao tốc Thành Phố Hồ Chí Minh chỉ đến Dầu Giây thôi, cái khoảng thời gian từ 6 tiếng rút ngắn xuống 4 tiếng, hy vọng trong thời gian tới có đường cao tốc từ Dầu Giây về Phan Thiết thì du khách sẽ đến gần hơn với Bình Thuận khoảng 2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng.

Cái thứ 2 nữa là chúng tôi thiếu một sân bay để khách quốc tế và khách thị trường phía bắc vào với Bình Thuận nhanh hơn, thay vì phải vào TP.HCM rồi mới đến Bình Thuận. Cái khó nữa của du lịch hiện nay là vấn đề chồng lấn các quy hoạch khác ảnh hưởng cho tiến độ các dự án khi triển khai, nên có một số dự án vẫn chưa triển khai được như tiến độ đã đề ra.”

Cũng theo báo cáo của Ban chỉ đạo Phát triển Du lịch tỉnh Bình Thuận, trong thời gian qua, tình hình ANTT tại các khu, điểm du lịch trọng điểm còn diễn biến phức tạp, nhất là KDL Đồi Dương – Thương Chánh, điểm du lịch Suối Tiên, đồi Cát Bay vẫn còn tình trạng cướp giật tài sản, xin đểu khách du lịch. Người nước ngoài điều khiển mô tô không có giấy phép vẫn còn nhiều.

 goc khuat ton dong day nganh du lich tinh binh thuan phat trien kieu dau voi duoi chuot
Rác ngoài biển trôi dạt vào các bãi tắm không được xử lý gây phản cảm cho môi trường du lịch.

Tình trạng xả rác thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra ở một số khu vực trọng điểm về du lịch: Một số điểm dọc tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu chưa được đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải nên dân cư và các cơ sở kinh doanh du lịch tại khu vực này đều xả thải tự nhiên;

Khu vực Bãi Sau-Mũi Né tình trạng các hộ kinh doanh chế biến cá cơm xả thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của ngành du lịch. Rác ngoài biển trôi dạt vào các bãi tắm, rác sinh hoạt ở khu dân cư, các khu vực thường xuyên có các hoạt động mua bán hàng rong, hàng quán, vào các dịp cao điểm của du lịch gây phản cảm cho các cảnh quan du lịch.

Bên cạnh đó, một số resort cũng đã có sự đầu tư bài bản để thu hút khách bền vững như Resort Seahorse (đường Nguyễn Đình Chiểu phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận).

Nói thêm về nguyên nhân khiến ngành du lịch Bình Thuận vẫn đang còn chậm phát triển, ông Trần Anh Thi (Tổng Giám đốc Seahorse Resort & Spa) cho biết:

“Lý do chính đây là thời điểm giao mùa giữa mùa cao điểm và mùa thấp điểm. Lượng khách hiện nay về Mũi Né – Phan Thiết cũng như về Seahorse chiếm khoảng 45-50%. Lượng khách (nước ngoài-PV) giảm là do mới qua cuộc bầu cử ở bên Nga, và tháng 5-6 sắp tới lại diễn ra Worldcup ở bên Nga, đó là những lý do khách quan khiến lượng du khách Nga giảm xuống. Nhưng nếu Bình Thuận có định hướng rõ ràng, có chiến lược rõ ràng thì trong thời gian sớm nhất, lượng khách phải tăng gấp 3 lần.”

 goc khuat ton dong day nganh du lich tinh binh thuan phat trien kieu dau voi duoi chuot
Nhiều tuyến đường xuống cấp trầm trọng, giao thông chật hẹp.

Một số doanh nghiệp thuộc địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, Long Sơn-Suối Nước còn gặp nhiều khó khăn về thu hút khách đến nghỉ dưỡng cũng như chi phí đầu tư, bảo dưỡng, dẫn đến việc một số khu nghỉ dưỡng đang xây dựng đành bỏ hoang phí vì không có khách.

Bên cạnh đó, bộ máy quản lý về du lịch từ địa phương đến các Ban quản lý còn hạn chế về số lượng và chất lượng.Thiếu đội ngũ quản lý kinh doanh du lịch giỏi, chuyên nghiệp, nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Cao Long/Tầm Nhìn