Giá USD đã giảm mạnh từ mức cao hồi năm ngoái. Nhưng giới quan sát tin rằng đà giảm sẽ còn kéo dài hơn nữa.

Theo Bloomberg, các nhà đầu tư tin rằng đồng USD sẽ còn giảm mạnh hơn nữa, do thị trường đã đánh giá thấp khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng chính sách.

Theo khảo sát mới nhất của MLIV Pulse, khoảng 87% trong số 331 người được hỏi tin rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất xuống 3% hoặc thấp hơn. 40% dự báo chu kỳ nới lỏng của ngân hàng trung ương Mỹ bắt đầu trong năm nay, cao hơn những gì đang được thể hiện trên thị giá.

Biến động của USD Index trong vòng một năm qua. Ảnh: Trading Economics.

Fed cắt giảm lãi suất mạnh hơn dự báo

Các nhà đầu tư chuyên nghiệp bi quan về USD Index – chỉ số đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với những tiền tệ lớn khác. Nhiều người khẳng định USD sẽ yếu đi vì lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đang được định giá quá cao.

Thêm vào đó, những căng thẳng trong ngành ngân hàng tập trung chủ yếu ở Mỹ. Do đó, Fed có thể buộc phải ôn hòa hơn các ngân hàng trung ương khác trên toàn cầu.

Trong lịch sử, Fed đã vài lần cắt giảm lãi suất điều hành mạnh tay hơn hẳn những ngân hàng trung ương khác. Trong thời kỳ bong bóng công nghệ tan vỡ vào đầu thập niên 20 và thời điểm trước khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ, chính sách tiền tệ của Mỹ khác biệt hoàn toàn so với các ngân hàng khác.

Trong thời kỳ tiền Lehman, Fed cắt giảm lãi suất điều hành 3,25 điểm phần trăm từ tháng 8/2007 đến tháng 4/2008. Còn Ngân hàng Trung ương châu Âu nâng 25 điểm cơ bản vào tháng 7/2008. Đồng USD rất yếu trong giai đoạn này.

ngườiDự đoán về lãi suất ở cuối chu kỳ cắt giảm của FedDữ liệu: Khảo sát Bloomberg MLIV PulseNhà đầu tư chuyên nghiệpNhà đầu tư nhỏ lẻDưới 0,25%0.25-1%1-2%2-3%Hơn 3%01020304050
Fed đã mạnh tay tăng lãi suất trong vòng một năm qua, đẩy lãi suất điều hành tại Mỹ lên vùng 4,75-5%. Điều này đã giúp USD Index lập đỉnh 20 năm vào năm qua. Theo đó, chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed và dòng vốn nước ngoài đổ xô vào những tài sản trú ẩn của Mỹ thúc đẩy đồng bạc xanh.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo rằng các đợt tăng lãi suất dồn dập có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái và khiến tình hình vượt quá tầm kiểm soát của giới chức Mỹ, buộc Fed phải đảo ngược chính sách trong cuối năm nay.

Trong khi đó, các thị trường vẫn đang đặt cược vào việc Fed tiếp tục diều hâu, từ đó hỗ trợ đà tăng của USD. Theo dữ liệu của CME Group, giới đầu tư định giá khả năng Fed tăng lãi suất 25 điểm cơ bản trong cuộc họp sắp tới là 85,4%

Còn khả năng Fed giữ nguyên lãi suất dựa trên định giá của thị trường là 14,6%.

Xu hướng phi USD hóa

Các nhà đầu tư cũng rời khỏi USD vì lo ngại về xu hướng phi USD hóa. Phần lớn chuyên gia tham gia khảo sát cho rằng USD sẽ chiếm chưa tới 50% dự trữ toàn cầu trong vòng một thập kỷ tới.

Trước đây, có rất ít lý do để các chính phủ tìm tới những đồng tiền khác thay thế USD. USD vẫn tham gia vào phần lớn giao dịch ngoại hối và hoạt động kinh tế mỗi ngày trên toàn cầu.

Nhưng giờ đây, thế giới đã nhận ra những điều bất tiện khi sử dụng và nắm giữ USD. Ngoài lãi suất thấp, các sự kiện liên quan tới xung đột Nga – Ukraine cho thấy đồng bạc xanh vẫn có thể gặp rủi ro trong khủng hoảng, vốn là thời điểm một khoản dự trữ phát huy tác dụng nhất.

Chẳng hạn, theo Bloomberg, một năm sau khi Moscow phát động cuộc chiến ở Ukraine, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã trở thành ngoại tệ được sử dụng nhiều nhất tại Nga, thay cho đồng USD.

Sau khi Nga phát động cuộc chiến ở Ukraine, việc Mỹ “vũ khí hóa” đồng USD đã giúp nhân dân tệ hưởng lợi. Đồng tiền của Trung Quốc trở thành giải pháp thay thế cho việc thanh toán và dự trữ.