Xử lý CTCK không đáp ứng an toàn tài chính

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 87/2017/TT-BTC, quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh CK không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10-10 và thay thế Thông tư 226/2010/TT-BTC ngày 31-12-2010.

Theo đó, tổ chức kinh doanh CK không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính sẽ được áp dụng 3 biện pháp xử lý: cảnh báo, kiểm soát hoặc kiểm soát đặc biệt.

Cụ thể, tổ chức kinh doanh CK được đặt vào tình trạng cảnh báo trong các trường hợp như: tỷ lệ vốn khả dụng từ 150% đến dưới 180% trong tất cả các kỳ báo cáo trong 3 tháng liên tục; tỷ lệ vốn khả dụng đã được soát xét hoặc được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận từ 150% đến dưới 180%.

Tổ chức kinh doanh CK được đặt vào tình trạng kiểm soát trong các trường hợp như: tỷ lệ vốn khả dụng từ 120% đến dưới 150% trong tất cả các kỳ báo cáo trong 3 tháng liên tục; tỷ lệ vốn khả dụng đã được soát xét hoặc được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận từ 120% đến dưới 150%. Thời hạn kiểm soát không quá 12 tháng, kể từ ngày tổ chức kinh doanh CK khoán bị đặt vào tình trạng kiểm soát.

Tương tự, tổ chức kinh doanh CK được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt trong các trường hợp: tỷ lệ vốn khả dụng do công ty tự tính hoặc đã được soát xét, kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận dưới 120%; không khắc phục được tình trạng kiểm soát trong 12 tháng.

Thời hạn kiểm soát đặc biệt không quá 4 tháng, từ ngày tổ chức kinh doanh CK bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Trường hợp tổ chức kinh doanh CK có tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 180% trở lên trong 3 tháng liên tục sẽ được đưa ra khỏi tình trạng cảnh báo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt.

Theo Hải Hồ

Sài Gòn đầu tư tài chính

Bài viết trướcDoanh nghiệp dệt may muốn Chính phủ giảm thuế sợi về 0%
Bài kế tiếp11 nước họp bàn cách cứu TPP
Nhà báo Tường Châu
Mr. Tường Châu - bút danh Cát Trí: Năm 2017, bằng niềm đam mê viết lách, báo chí, ông đã lập nên trang tin EconomyGroup. Năm 2019, trang được đổi tên thành Vbiz (Vietnam Business Information Zone) với mục tiêu hướng tới cung cấp các tin tức, phân tích dành cho giới kinh doanh, các tập đoàn kinh tế. Trước khi sáng lập và trở thành Trưởng Ban biên tập của Vbiz, ông Tường Châu từng là Trưởng ban Biên tập trang tin Phụ Nữ Tiêu Dùng, Trưởng ban Điện tử Báo Người Tiêu Dùng. Ông cũng từng cộng tác, viết bài và có hàng ngàn tác phẩm trên rất nhiều trang tin, báo điện tử lớn khác suốt gần 20 năm qua như Báo Sài Gòn Giải Phóng, Cổng Thông tin tài chính chứng khoán - VietStock.vn, Trang Tin tức Việt - VietPress.vn, Báo Thanh Niên Online, Báo Tuổi Trẻ, Báo Bảo Vệ Pháp Luật, Báo Người Lao Động... Trong những năm 2003-2012, ông là cây bút nổi tiếng trên Báo SGGP, VietStock chuyên về Phân tích Cổ phiếu, Tài chính Ngân hàng. Từ năm 2012 đến nay, ông viết và biên tập nhiều hơn trong mảng Kinh tế Tiêu dùng, Doanh nghiệp Xã hội. Dù ở bất kỳ cơ quan báo chí, viết về bất cứ lĩnh vực nào, ông cũng đề cao tính xác thực và đặt mục tiêu mang lại thông tin, lợi ích tốt nhất cho độc giả để làm tiêu chí viết bài cho mình.