Bài phát biểu lay động của Thủ tướng Phan Văn Khải trước Quốc hội

Lời từ nhiệm của Thủ tướng Phan Văn Khải: “Tôi xin phép Chủ tịch Quốc hội và các đồng chí, tôi xin phát biểu luôn trước Quốc hội về xin phép của tôi được nghỉ trong thời gian sắp tới. Rất mong Quốc hội chấp nhận”.

Zing.vn trích đăng nguyên văn bài phát biểu của ông. Tiêu đề và các tiểu mục do báo đặt.

“Mong đồng chí kế nhiệm rút ra được những điều bổ ích không chỉ qua bài học thành công mà còn những mặt yếu và thiếu sót của cá nhân tôi”, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải gửi gắm.

Mùa hè 2006, phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI khép lại với bài phát biểu của Thủ tướng. Ông Phan Văn Khải mặc chiếc sơ mi trắng, bước lên bục, rành rõ: “Có thể đây là lần cuối cùng tôi phát biểu trước Quốc hội với cương vị là người đứng đầu Chính phủ”.

Bài phát biểu từ nhiệm của ông Phan Văn Khải năm đó đã gây ấn tượng, xúc động mạnh mẽ bởi chất dung dị, thẳng thắn và dự báo những vấn đề cho các thế hệ kế nhiệm như công tác cán bộ, chống tham nhũng và những mầm mống nguy hiểm cho đất nước.

“Thời điểm đó, chúng ta đã nói tới giặc nội xâm chính là tham nhũng. Đấy là bài học không bao giờ có thể chủ quan và anh Khải thẳng thắn thừa nhận mình làm chưa tốt điều này. Không chỉ riêng tôi, mọi người tham dự buổi họp hôm đó đều rất xúc động, xen lẫn với đó là cảm giác tiếc nuối, bâng khuâng”, ông Vũ Mão nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhớ lại.

Lời từ nhiệm của Thủ tướng Phan Văn Khải “Tôi xin phép Chủ tịch Quốc hội và các đồng chí, tôi xin phát biểu luôn trước Quốc hội về xin phép của tôi được nghỉ trong thời gian sắp tới. Rất mong Quốc hội chấp nhận”.

Thưa Quốc hội, thưa đồng bào cả nước!

Tính đến ngày 12/6/2006, tôi nhận được 11 câu hỏi đại biểu Quốc hội chất vấn Thủ tướng Chính phủ và 14 câu chất vấn Chính phủ. Theo Luật Tổ chức Quốc hội, không có chất vấn các cơ quan, tổ chức. Vì vậy, 14 câu chắc là không có trả lời.

Phần lớn câu chất vấn nhắm những vấn đề cụ thể thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của các bộ. Tôi đã yêu cầu các bộ trưởng giải quyết bằng văn bản và trả lời trực tiếp trong mấy phiên họp vừa qua.

Với thời gian có hạn, chắc chắn giải trình của các thành viên Chính phủ chưa đáp ứng được hết yêu cầu của các đại biểu Quốc hội. Nhân đây tôi cũng xin đề nghị việc chất vấn và giải trình không nên giới hạn trong những ngày họp Quốc hội, mà nên trở thành nếp làm việc thường xuyên trong quan hệ giữa đại biểu Quốc hội và thành viên Chính phủ để giải quyết kịp thời hơn các vấn đề do cuộc sống đặt ra. Kể cả các đồng chí không họp Quốc hội vẫn có thể gửi câu hỏi, thư từ để hỏi các bộ trưởng, phó thủ tướng, Thủ tướng.

Bai phat bieu lay dong cua Thu tuong Phan Van Khai truoc Quoc hoi hinh anh 4

Hôm nay, được Quốc hội dành cho cơ hội để phát biểu ý kiến tại kỳ họp này, tôi không đề cập những vấn đề cụ thể, mà xin trình bày một số vấn đề chung về điều hành, chỉ đạo của Chính phủ kết hợp với giải trình trách nhiệm của Chính phủ và của Thủ tướng Chính phủ về một số vấn đề được các đại biểu quan tâm.

Có thể đây là lần cuối cùng tôi phát biểu trước Quốc hội với cương vị là người đứng đầu Chính phủ. Do đó, những điều tôi trình bày không chỉ xuất phát từ tình hình hiện nay mà còn dựa trên sự trải nghiệm của 15 năm tham gia điều hành Chính phủ ở cương vị Phó thủ tướng (1991-1997) và Thủ tướng (1997 – nay), nhất là những trăn trở chưa làm được hoặc làm chưa tốt. Hy vọng có thể giúp ích cho công việc chung của Nhà nước, của Chính phủ trong thời gian sắp tới.

Bai phat bieu lay dong cua Thu tuong Phan Van Khai truoc Quoc hoi hinh anh 5Kỳ họp này của Quốc hội diễn ra ngay sau khi thành công Đại hội X của Đảng. Đại hội khẳng định mạnh mẽ rằng qua 20 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Những thành tựu đó không chỉ đem lại niềm tin cho toàn thể nhân dân ta, mà còn được dư luận toàn thế giới đánh giá cao.

Nay chúng ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới với những thuận lợi và thách thức đan xen. Cũng như trong các cuộc kháng chiến trước đây, để vượt qua mọi thử thách, giành thắng lợi ngày càng to lớn hơn, nhân tố có ý nghĩa quyết định là niềm tin và ý chí của toàn Đảng, toàn dân tộc.

Mặc dù trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo, quản lý Nhà nước chúng ta còn không ít yếu kém, khuyết điểm, thậm chí có mặt nghiêm trọng, cần nhìn thẳng vào sự thật để kiên quyết khắc phục. Song, chúng ta quyết không làm giảm sút, mà ngược lại cần nâng cao niềm tự hào dân tộc, lòng tin của nhân dân, ý chí của bộ máy Nhà nước, sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá IX, X và XI, tôi cùng các thành viên khác trong Chính phủ đã đoàn kết một lòng, góp phần xây dựng và nghiêm túc chỉ đạo thực hiện luật pháp, cùng các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, hoà nhịp với tiến trình đổi mới và phát triển đất nước.

Bai phat bieu lay dong cua Thu tuong Phan Van Khai truoc Quoc hoi hinh anh 6

Tổ chức và hoạt động của Chính phủ cũng có nhiều đổi mới cho phù hợp với chức năng quản lý trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Chính phủ đã chú trọng xây dựng thể chế theo tinh thần đổi mới; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm các cân đối vĩ mô, hạn chế tác động bất lợi của những biến động trên thị trường thế giới; gắn kết tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá – xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; cải cách hành chính, tăng cường quan hệ quốc tế, củng cố quốc phòng an ninh; kịp thời ứng phó với những biến động đột xuất về thiên tai, dịch bệnh.

Đại hội X của Đảng đánh giá sự điều hành năng động của Chính phủ là một trong những nhân tố góp phần đưa tới những thành tựu đổi mới và phát triển đất nước trong thời gian vừa qua. Trong thực hiện chức trách của mình, tôi luôn tâm niệm lời dạy trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về công việc xây dựng đất nước sau ngày kháng chiến thắng lợi. Đây là cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi.

Để giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này, cần phải động viên toàn dân, tổ chức giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân.

Lời dạy đó được kiểm nghiệm và thấm sâu qua hoạt động thực tiễn của Chính phủ.

Tôi đã dành nhiều tâm sức để tháo gỡ các vướng mắc về quan điểm và thể chế để phát huy nguồn lực to lớn của nhân dân và doanh nghiệp, đưa tới bước phát triển có tính bứt phá của đội ngũ doanh nghiệp và doanh nhân của nước ta, nhất là từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, thi hành.

Bai phat bieu lay dong cua Thu tuong Phan Van Khai truoc Quoc hoi hinh anh 7

Cùng với những việc sắp xếp, đổi mới khu vực doanh nghiệp nhà nước và thu hút đầu tư của nước ngoài, nhân tố mới này góp phần quyết định vào việc làm và duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức tương đối cao trong những năm qua.

Nhiều năm sống, hoạt động ở nông thôn trong thời kỳ kháng chiến giúp tôi thấm thía những hy sinh to lớn của nông dân và thông cảm với đời sống còn nhiều khó khăn của đồng bào ở vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc. Tôi đã được lãnh đạo Đảng, Quốc hội, tập thể Chính phủ hết sức ủng hộ khi đề ra và thực hiện các chính sách đầu tư và hỗ trợ cho các vùng nghèo và người nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.

Công cuộc xóa đói giảm nghèo của nước ta còn phải tiếp tục đẩy mạnh có hiệu quả. Những kết quả được Liên Hợp Quốc đánh giá cao, coi Việt Nam là nước đi hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ.

Bai phat bieu lay dong cua Thu tuong Phan Van Khai truoc Quoc hoi hinh anh 8
Thủ tướng Phan Văn Khải và Tổng thống Mỹ George W. Bush với cái bắt tay lịch sử tại Nhà Trắng vào năm 2005. Ảnh: Getty.

Hơn một thập kỷ qua đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ về vị thế quốc tế của nước ta. Quan hệ kinh tế và hợp tác trên nhiều mặt được mở rộng với tất cả các nước, kể cả các nước lớn, các trung tâm lớn của thế giới. Cùng với các đồng chí lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước, tôi đã góp phần nỗ lực tiến hành các hoạt động đối ngoại, mở đường cho quan hệ hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp và sự giao lưu của các tầng lớp doanh nhân với các dân tộc khác.

Với bước tiến mới, cả về thế và lực cùng với quan hệ đối ngoại, và hội nhập kinh tế quốc tế được nâng tầm sâu rộng hơn, nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm tới là đưa nước ta sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Nhiệm vụ này đòi hỏi chúng ta trong khi tiếp tục khai thác tiềm năng tăng trưởng theo chiều sâu, theo chiều rộng phải chuyển mạnh sang phát triển bền vững hơn theo chiều sâu, hướng vào nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế; kết hợp hài hoà với tiến bộ và công bằng xã hội, cải thiện môi trường, nâng tầm văn hoá, thực hiện dân chủ phát triển con người.

Một vấn đề đặt ra là chúng ta dựa vào nhân tố nào là chủ yếu để thực hiện những nhiệm vụ đó. Vấn đề này được đặt ra rất nhiều năm nay. Nhân đây, tôi xin nói ý kiến về vấn đề này.

Nước ta đất hẹp người đông, tỷ lệ dân số ở nông thôn cao trong khi đất canh tác rất có hạn. Tài nguyên đa dạng nhưng phần lớn trữ lượng không nhiều. Quy mô kinh tế của chúng ta còn rất nhỏ bé, nên nguồn vốn rất hạn hẹp. Chúng ta có tám mươi mấy triệu dân, nhưng mỗi năm chỉ làm ra 53 tỷ USD. Từ đó, nguồn thu ngân sách cũng rất nhỏ. Nguồn tài trợ từ bên ngoài thì có hạn, không thể lâu dài.

Bai phat bieu lay dong cua Thu tuong Phan Van Khai truoc Quoc hoi hinh anh 9

Ngoài vị trí địa lý, thế mạnh của chúng ta chủ yếu nằm ở tiềm lực của con người Việt Nam. Với sức lao động dồi dào, lớp trẻ chiếm tỷ lệ cao, có truyền thống và bản sắc văn hóa được hun đúc trong quá trình dựng nước và giữ nước, nổi bật là lòng yêu nước, tinh thần cần cù, hiếu học, việc phát huy thế mạnh đó phải đi liền với khắc phục những hạn chế của con người Việt Nam về thể lực, kiến thức, tay nghề còn mang thói quen sản xuất nhỏ, ít từng trải trong kinh doanh, tiếp thu nhanh những điều tốt đẹp nhưng cũng rất dễ nhiễm thói hư tật xấu.

Cần bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người cả về thể chất, trí tuệ và tâm hồn. Vun đắp khát vọng, ý chí vươn lên và tạo điều kiện mọi người phát huy khả năng hoạt động, vì lợi ích của mình và của quốc gia. Đó là nguồn lực to lớn nhất và không bao giờ ngừng cạn của sự phát triển đất nước.

Cho đến nay, sự phát triển nhân tố con người ở nước ta còn thấp so với khả năng và yêu cầu, nhất là trên một số lĩnh vực:

Một là, tuy đã đạt được thành tựu quan trọng trong 20 năm đổi mới, song nhìn chung công cuộc đổi mới chưa thành công trong giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ. Hai lĩnh vực này còn nhiều mặt yếu, nhất là về chất lượng và còn tách rời nhau, ít gắn kết với sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội. Việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đều không đi kịp với yêu cầu…

Sự bất cập đó thể hiện rõ trong việc xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề, đội ngũ doanh nhân, cán bộ nghiên cứu khoa học – công nghệ, cán bộ lãnh đạo quản lý và công chức trong bộ máy Nhà nước. Đây là nguyên nhân quan trọng kìm hãm bước tiến về kinh tế xã hội, khiến cho nước ta chậm thu hẹp được sự thua kém về trình độ phát triển so với nhiều nước trong khu vực.

Thứ hai, muốn phát huy tốt nhân tố con người, chúng ta phải tạo lập môi trường thật sự dân chủ, gắn với xây dựng nhà nước pháp quyền. Cộng đồng dân tộc và từng người dân làm chủ đất nước một cách có ý thức, có tổ chức, tuân thủ nghiêm minh pháp luật của Nhà nước.

Bai phat bieu lay dong cua Thu tuong Phan Van Khai truoc Quoc hoi hinh anh 11

Giữ vững kỷ cương của xã hội, cơ quan hành chính phục vụ đắc lực nhân dân, công chức là công bộc của dân. Nhìn chung, qua hơn 10 năm cải cách hành chính, chúng ta vẫn chưa đạt được sự tiến bộ thực chất, nhất là trong quan hệ của bộ máy Nhà nước với công chúng.

Trong suy nghĩ và hành động, nhiều công chức chưa thực sự coi mình là công bộc của dân, chưa nhận rõ nghĩa vụ báo cáo, giải trình trước công chúng.

Nghị quyết Đại hội X của Đảng đề ra nhiệm vụ xây dựng một xã hội dân chủ trong đó cán bộ Đảng viên và công chức thực sự là công bộc của dân. Theo tinh thần đó, về phần quản lý Nhà nước, tôi nghĩ có mấy việc cấp bách cần làm:

Chế định rõ ràng quyền được thông tin của dân và bảo đảm tính công khai, minh bạch của cơ quan Nhà nước. Những thông tin nào cần công bố công khai theo kênh nào, ai có trách nhiệm cung cấp thông tin và trả lời báo chí, cơ quan và công chức vi phạm quy chế cung cấp thông tin cho dân bị chế tài như thế nào. Những người đưa tin sai sự thật, gây thiệt hại cho người khác thì bị xử lý như thế. Những điều như thế cần được sớm xây dựng thành một thể chế thì chúng ta mới có sức mạnh.

Bai phat bieu lay dong cua Thu tuong Phan Van Khai truoc Quoc hoi hinh anh 12

Việc Chính phủ, từng bộ hay UBND tỉnh thành phố phải có giải trình trước Quốc hội, HĐND, họp báo… phải trở thành nề nếp, hoạt động thường xuyên của các cơ quan hành chính. Nhiều vấn đề có thể công khai, minh bạch thì cần công khai, minh bạch.

Xây dựng, thực hiện cơ chế phát huy trí tuệ của dân, đóng góp vào công việc hoạch định chủ trương, chính sách, quy hoạch của Nhà nước, bảo đảm quyền lập hội của dân theo Hiến pháp. Ban hành quy chế rõ ràng về thực hiện vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các hội, báo chí đối với chính sách và thể chế của Nhà nước. Tạo điều kiện cần thiết để phát huy khả năng giám sát, kiểm tra của dân đối với hoạt động của cơ quan công chức nhà nước, đặc biệt việc sử dụng vốn và tài sản công…

Thực tiễn cho thấy các vụ tham nhũng khó lọt qua tai mắt của dân, trước hết là những người làm việc ở cơ quan, đơn vị xảy ra sai phạm. Quy chế minh bạch, công khai được xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và các đoàn thể ở cơ sở được nâng cao; người tố cáo đúng được bảo vệ an toàn và được khen thưởng xứng đáng thì chắc chắn rằng, chúng ta sẽ phát huy được tác dụng giám sát của dân, ngăn chặn hoặc phát hiện sớm những vụ tham nhũng.

Bai phat bieu lay dong cua Thu tuong Phan Van Khai truoc Quoc hoi hinh anh 13

Chúng ta có Luật khiếu nại, tố cáo song nhìn chung người dân cần khiếu nại hay tố cáo cơ quan hoặc công chức Nhà nước vẫn gặp nhiều trở ngại, phiền hà. Toà án hành chính đã được thiết lập nhưng còn bị hạn chế về phạm vi, thẩm quyền, chức năng, thủ tục còn rườm rà nên chưa phải là chỗ dựa của dân khi có nhu cầu khiếu kiện về quyết định hành chính.

Tóm lại, trong nhiều việc phải làm, để phát huy nhân tố con người, tôi nghĩ rằng nâng cao trí tuệ và thực hành dân chủ là 2 mặt quan trọng nhất và đang còn nhiều chỗ yếu cần được đặt thành trọng tâm trong công cuộc đổi mới, để tạo sức bật của đất nước ta.

Thứ ba, điều tôi trăn trở là vì sao nhiều mặt yếu kém về kinh tế – xã hội và bộ máy công quyền đã được nhận thức từ lâu, đã đề ra nhiều chủ trương biện pháp khắc phục nhưng sự chuyển biến rất chậm, thậm chí có những mặt còn diễn biến xấu hơn như:

Nền kinh tế chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Tình trạng lãng phí, thất thoát vốn và tài sản công còn nghiêm trọng nhất là trong các dự án đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước. Chất lượng thấp và nhiều hiện tượng tiêu cực trong giáo dục – đào tạo cùng với sự tụt hậu của khoa học công nghệ. Sự xuống cấp của một số lĩnh vực văn hóa – xã hội và môi trường sinh thái chậm được khắc phục. Tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội, nạn lâm tặc cùng với những hiện tượng nhức nhối khác diễn biến nghiêm trọng. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách hành chính và phát huy dân chủ ở cơ sở còn chậm trễ và có thể nói còn bất cập…

Tôi nêu một số vấn đề lớn nhưng có thể nói còn rất nhiều tồn tại chúng ta nhìn thấy nhưng chuyển biến rất chậm.

Bai phat bieu lay dong cua Thu tuong Phan Van Khai truoc Quoc hoi hinh anh 14Vấn đề tìm nguyên nhân trong sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ và của cá nhân tôi có thể thấy mấy khâu yếu dưới đây:

Một là, nhiều vấn đề cần giải quyết thì chưa được điều tra, nghiên cứu đến nơi đến chốn, nên giải pháp đưa ra chưa đúng thực tế, thiếu đồng bộ. Về xây dựng thể chế, chúng ta chưa đặt rõ yêu cầu, hoạch định chính sách là khâu quyết định để làm cơ sở cho việc soạn thảo các văn bản pháp luật. Cách làm chúng ta thường chỉ dựa vào bộ máy hành chính, chưa chú trọng phát huy trí tuệ và khả năng đóng góp của dân, của các tổ chức, cá nhân ngoài bộ máy hành chính. Rất ít tiến hành điều tra xã hội học.

Thứ hai, việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách còn thiếu chặt chẽ, sát sao. Các chương trình hành động của Chính phủ, chúng tôi làm nghiêm túc nhưng nhìn lại có chương trình làm rất đầy đủ nhưng chúng ta đặt khâu trọng tâm và những công việc chính cần tập trung chỉ đạo thì chưa được làm tốt. Chính phủ rất nhiều việc, nếu không có trọng tâm trọng điểm để chỉ đạo điều hành thì sẽ phân tán.

Những việc chỉ đạo tập trung thì khó mấy cũng hoàn thành, như các đồng chí thấy dịch bệnh, thiên tai chúng ta làm rất tốt, nhiều nước khen.

Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước ở các ngành, các cấp, trước hết là người đứng đầu chưa thực sự coi trọng công tác kiểm tra, thanh tra. Hệ thống các cơ quan, các tổ chức làm công tác kiểm tra, thanh tra có mặt ở tất cả cấp, ngành của bộ máy Nhà nước.

Đây là điều mà chúng ta phải suy nghĩ. Không có cơ quan nào, cấp nào không có kiểm tra, thanh tra. Kể cả bên Đảng, bên Nhà nước đều có.

Song, thanh tra, kiểm tra thì chúng ta vừa qua nặng về xem việc thi hành pháp luật của dân và của doanh nghiệp như thế nào, chứ chúng ta chưa quan tâm thanh tra việc thực thi công vụ của cán bộ công chức trước hết là trong bộ máy của chính mình. Tất cả những vụ việc chúng ta phát hiện chậm, không phát hiện được thì có thể nói mình chưa thanh tra, kiểm tra việc thi hành nhiệm vụ của công chức chúng ta thế nào thi hành công vụ của các công chức chúng ta thế nào. Sự thưởng phạt thiếu nghiêm minh chưa thật sự khuyến khích người làm tốt, chưa xử lý đúng mức những người vi phạm kỷ luật và pháp luật.

Bai phat bieu lay dong cua Thu tuong Phan Van Khai truoc Quoc hoi hinh anh 15

Ý thứ 3, công tác tổ chức cán bộ chậm được đổi mới đúng như nhận định của Đại hội VI, đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến những sai lầm và khuyết điểm trong lãnh đạo và quản lý kinh tế – xã hội.

Khuyết điểm bao trùm trong công tác cán bộ là chúng ta chưa tìm ra được một cơ chế và không đủ đức độ để phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài, mặc dù dân tộc Việt Nam ta không thiếu những con người giàu tài năng và tâm huyết với nước với dân ở trong Đảng và kể cả ở ngoài Đảng, trong và ngoài nước.

Bai phat bieu lay dong cua Thu tuong Phan Van Khai truoc Quoc hoi hinh anh 16Tôi xin đề cập riêng về công tác tổ chức cán bộ trong bộ máy hành chính nhà nước. Bộ máy hành chính của chúng ta thiếu tính chuyên nghiệp do cách tuyển chọn, đào tạo, sử dụng chưa hợp lý.

Về cơ cấu tổ chức, chưa phân biệt rõ chức năng nghiên cứu hoạch định chính sách với chức năng thực thi pháp luật. Trách nhiệm và thẩm quyền của từng cơ quan, từng bộ phận, từng cán bộ về nhiều mặt chưa được phân định rõ công việc nên vừa có tình trạng trồng chéo vừa có khâu bị bỏ trống.

Về cơ chế công tác cán bộ, người đứng đầu cơ quan hành chính không có đủ quyền hạn cần thiết trong việc bố trí nhân sự dưới quyền mình, kể cả sắp xếp, thay thế, thi hành kỷ luật. Cơ chế này không gắn nắm việc với nắm người dẫn tới sự lựa chọn cán bộ, đánh giá cán bộ không thực sự dựa trên công việc, không căn cứ vào kết quả hoạt động thực tiễn. Do đó, không khuyến khích được người có tài có đức, chức trách không rõ ràng, cùng với cơ chế công tác cán bộ không hợp lý là nguyên nhân khiến cho bộ máy hành chính không xác lập được chế độ trách nhiệm cá nhân đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho xu hướng cơ hội và kẽ hở cho tệ chạy chức.

Bai phat bieu lay dong cua Thu tuong Phan Van Khai truoc Quoc hoi hinh anh 17

Mấy vấn đề về công tác cán bộ nêu trên tồn tại trên cả hệ thống hành chính Nhà nước từ Chính phủ cho tới các bộ, tới các cấp chính quyền ở địa phương. Là người đứng đầu hệ thống hành chính Nhà nước, tôi nhận rõ trách nhiệm của mình về những khuyết điểm đó. Vấn đề cơ chế công tác cán bộ tuy có phần vượt ra khỏi thẩm quyền của Chính phủ nhưng không nằm ngoài trách nhiệm của tôi với cương vị Thủ tướng nhưng đồng thời là Ủy viên Bộ Chính trị.

Bai phat bieu lay dong cua Thu tuong Phan Van Khai truoc Quoc hoi hinh anh 18Tôi hết sức day dứt về sự tiếp diễn nghiêm trọng tệ nạn lãng phí, quan liêu và nhất là tệ tham nhũng trong bộ máy công quyền, gây nhức nhối, bất bình trong xã hội, cản trở bước tiến của dân tộc ta, đe dọa sự tồn vong của chế độ ta.

Về những vụ đục khoét của công đã phát hiện gần đây ở một số dự án lớn, đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước, cùng với trách nhiệm trực tiếp của các cơ quan là chủ đầu tư và chủ quản ban quan lý dự án, còn có khuyến điểm và trách nhiệm của Chính phủ, trước hết là cán bộ được giao chức năng quản lý các dự án này và của cá nhân tôi là người đứng đầu Chính phủ. Mặc dù tôi cùng Chính phủ rất quan tâm tìm biện pháp bài trừ tham nhũng và xử lý nghiêm những vụ việc đã xảy ra.

Bai phat bieu lay dong cua Thu tuong Phan Van Khai truoc Quoc hoi hinh anh 19

Năm 2005, chúng ta cử các đoàn thanh tra, kiểm tra của Trung ương, của địa phương của các ngành các cấp. Trong cả nước đã tiến hành 17.112 cuộc thanh tra về quản lý đầu tư xây dựng, đất đai, tài chính, phát hiện sai phạm 8.786 tỷ đồng, kiến nghị xử lý kỷ luật trên 1.000 người và chuyển hồ sơ xử lý hình sự 65 vụ/112 người.

Chính phủ rất quan tâm tìm biện pháp làm thế nào để đẩy lùi tham nhũng, làm cho bộ máy ngày càng trong sạch hơn, có vụ việc thì xử lý nghiêm minh. Song, với chức trách, thẩm quyền được giao, không ngăn chặn, phát hiện sớm những vụ nghiêm trọng kéo dài, tôi xin nhận lỗi trước nhân dân, trước Đảng và Quốc hội.

Theo Zing.vn


Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *