Bình Thuận: Đầu tư khai thác titan gặp rủi ro lớn từ việc thay đổi chính sách của chính quyền địa phương

Đoàn làm phim chúng tôi đã khảo sát các mỏ khai thác titan từ huyện Hàm Thuận Nam đến huyện Bắc Bình và khu Lương Sơn đang nằm trong khu vực dự trữ titan của tỉnh Bình Thuận.
Khoảng 70 km đường ven biển, kéo dài xa tít tận chân trời, nơi mà những đồi cát chứa hàm lượng titan rất lớn tại tỉnh Bình Thuận. Đây là nguồn tài nguyên rất lớn đáng được giao cho các doanh nghiệp đủ tầm để khai thác và chế biến sâu về titan.
>> Bình Thuận: Nên thận trọng trong việc cấp phép đầu tư ngành năng lượng
binh thuan doanh nghiep dau tu khai thac titan dang gap phai rui ro qua lon tu viec thay doi chinh sach cua chinh quyen dia phuong

Hiện nay, theo quy hoạch thăm dò titan từ các nhà chuyên môn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận là 599 triệu tấn, chiếm 92% tổng trữ lượng titan cả nước.

Trước những thế mạnh về số lượng khoáng sản tỉnh đã tha thiết kêu gọi các nhà đầu tư vào khai thác nhằm đẩy mạnh lĩnh vực khai thác titan mà chính phủ đã đề ra với tỉnh Bình thuận là 3 trung tâm mũi nhọn, gồm Du lịch, năng lượng tái tạo và khai thác titan.

Tuy nhiên, khi các doạnh nghiệp có đủ tài lực cũng như vật lực với tâm huyết đã và đang cố gắng đầu tư vào các nhà máy chế biến cũng như khai thác từ các mỏ titan lại gặp một vấn đề rào cảng rất lớn từ chính sách thiếu nhất quán từ tỉnh Bình Thuận.

Cụ thể theo báo cáo số 90/BC-UBND, ngày 17/4/2018 đề xuất điều chỉnh quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác chế biến và sử dụng quặng titan nhằm thu hẹp diện diện tích rất lớn tại tỉnh Bình Thuận.

Điều này đã cố tình đẩy ngành khai thác chế biến sâu titan vào thế sẽ bị triệt tiêu dần dần. Trái với định hướng của chính phủ, Bình Thuận phải là trung tâm khai thác chế biến titan sâu để phục vụ nguyên liệu cho các ngành sản xuất công nghiệp của đất nước.

Đoàn làm phim chúng tôi đã khảo sát các mỏ khai thác titan từ huyện Hàm Thuận Nam đến huyện Bắc Bình và khu Lương Sơn đang nằm trong khu vực dự trữ titan của tỉnh Bình Thuận.

Khoảng 70 km đường ven biển, kéo dài xa tít tận chân trời, nơi mà những đồi cát chứa hàm lượng titan rất lớn tại tỉnh Bình Thuận. Đây là nguồn tài nguyên rất lớn đáng được giao cho các doanh nghiệp đủ tầm để khai thác và chế biến sâu về titan.

binh thuan doanh nghiep dau tu khai thac titan dang gap phai rui ro qua lon tu viec thay doi chinh sach cua chinh quyen dia phuong

Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, ngày 28/12/2016, đã ký quyết định số 2532/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch điều chỉnh tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Gắng khai thác với chế biến sâu, theo kế hoạch lộ trình phù hợp và bảo vệ mội trường.

Nhưng đến thời điểm hiện tại tỉnh đã đề xuất chính phủ 8 dự án chưa cấp phép thăm dò với diện tích 7344 ha, trong đó, xem xét đưa ra khỏi quy hoạch thăm dò, khai thác chế biến quặng titan lên đến 7 khu vực với diện tích 2289 ha.

Đối với khu vực Lương Sơn 3, 5.055ha, thì chỉ để lại 1000 ha để hoán đổi cho các đơn vị đã cấp phép thăm dò. Riêng đối với 10 khu vực đã được cấp phép thăm dò với diện tích 9641 ha, thì tỉnh đang đề xuất chính phủ đưa 5 khu vực ra khỏi quy hoạch với diện tích 914 ha. Còn 8 khu vực được cấp giấy phép khai thác thì tỉnh miễn cưỡng cho khai thác.

Trong đó có 1 khu vực mỏ Suối Nhum hết hạn khai thác, tỉnh cũng đề nghị đưa 181 ha ra khỏi quy hoạch, thăm dò, khai thác chế biến quặng titan.

Nhưng rất may là hiện nay chính phủ chưa chấp nhận chủ trương điều chỉnh khu vực khai thác, chế biến và thăm dò cũng như dự trữ của UBND tỉnh Bình Thuận.

Trước những chủ trương thiếu nhất quán của UBND tỉnh Bình Thuận đã cố tình đẩy ngành khai thác và chế biến sâu titan tại địa phương này rơi vào cảnh bế tắc.

Các doanh nghiệp đã lỡ đầu tư các nhà máy tuyển quặng hiện đại, đảm bảo môi trường để làm các sản phẩm khoáng sản có chất lượng cao nhằm cung cho ngành công nghiêp của đất nước đang có nguy cơ bị vợ nợ, vì không có nguồn nguyên liệu cho nhà máy hoạt động ổn định.

Nhóm PV