Tuy còn một số ý kiến khác nhau, nhưng đa số đại biểu quốc hội đều ghi nhận những tiếp thu, chỉnh sửa của Cơ quan soạn thảo Dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc và cho rằng, sau khi tiếp thu ý kiến ĐBQH tại phiên thảo luận này đã đủ điều kiện để“bấm nút” thông qua.
Trong ngày họp thứ 3 Kỳ họp thứ 5, quốc hội khóa 14, sáng ngày 23/5, Quốc hội đã nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (Luật Đặc khu).
Các đại biểu họp phiên toàn thể thảo luận về một số nội dung còn có những ý kiến khác nhau của Dự thảo dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.
Thảo luận tại Hội trường sáng 23/5 về Dự thảo Luật Đặc khu, tuy còn một số ý kiến khác nhau, nhưng đa số đại biểu quốc hội đều ghi nhận những tiếp thu, chỉnh sửa của Cơ quan soạn thảo và cho rằng, sau khi tiếp thu ý kiến ĐBQH tại phiên thảo luận này đã đủ điều kiện để xem xét, “bấm nút” thông qua .
Tại phiên thảo luận ngày 23/5, đại biểu Võ Thị Như Hoa (đoàn Đà Nẵng) nói việc cấp giấy đầu tư theo thủ tục rút gọn là cần thiết để sớm triển khai dự án đầu tư. Tuy nhiên, mấu chốt vẫn là tính hiệu quả dự án Bởi vậy, cần có sự đánh giá kỹ lưỡng, không nên vì tiến độ mà không đánh giá đầy đủ tính khả thi, hiệu quả của dự án
Đại biểu Dương Minh Tuấn, (đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu) lưu ý, về ngành nghề ưu tiên phát triển ở đặc khu. Khoản 4 Điều 16 quy định: “Các dự án đầu tư quy định tại Phụ lục 1, 2, 3 của luật này thực hiện giải ngân theo đúng tiến độ cam kết nhưng không quá 5 năm kể từ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”.
Ông Tuấn đề nghị chỉnh sửa theo hướng quy định: “Các dự án phải thực hiện giải ngân theo đúng tiến độ cam kết nhưng không quá 5 năm kể từ khi nhà đầu tư được bàn giao mặt bằng, trừ trường hợp việc chậm bàn giao mặt bằng do lỗi của nhà đầu tư”.
Trong khi đó, ý kiến của đại biểu Lê Thu Hà – Lào Cai cho rằng, về thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu, tôi vẫn bảo lưu ý kiến cân nhắc thêm về việc quy định thời hạn sử dụng đất 99 năm đối với dự án đầu tư trong trường hợp đặc biệt và cần xác định rõ thế nào là trường hợp đặc biệt.
Vì theo thông lệ chung của thế giới 99 năm là con số tượng trưng cho sự lâu dài vượt quá một đời người, có hàm ý pháp lý là sự tô nhượng hay trao quyền sở hữu.
Sau đợt trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 4, đến nay, Dự thảo dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng để ngày càng hoàn thiện hơn.
Trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần gần đây nhất thảo luận về Dự luật này, dù nội dung vẫn còn những ý kiến khác nhau là các quy định về chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư, nguồn nhân lực và thẩm quyền của trưởng các đặc khu.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu và giải trình ý kiến ĐBQH. Theo Bộ trưởng, đến thời điểm này, Dự thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt đã hội tụ đủ điều kiện xin phép Quốc hội thông qua.
“Chúng tôi cho rằng đã đến lúc hội tụ đủ các điều kiện để sau hôm nay tiếp thu, hoàn chỉnh bước nữa thì có thể đủ điều kiện để thông qua. Xin phép đề nghị với Quốc hội cho phép thông qua trong kỳ họp lần này.
Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là chúng ta phải ban hành sớm để triển khai. Trong quá trình triển khai thực hiện, chúng ta có thể xem xét để điều chỉnh, sửa đổi chứ không chỉ dừng lại ở đây”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.
“Trong quá trình triển khai thực hiện, chúng ta có thể xem xét để điều chỉnh, sửa đổi chứ không chỉ dừng lại ở đây. Hiện nay Hàn Quốc trong 10 năm họ đã sửa 6 lần, Nhật Bản trong 3 năm cũng sửa 2 lần, cho nên chúng ta cũng không quá cầu toàn, tất nhiên cần thận trọng như tất cả các ý kiến mà các vị đã nêu. Vấn đề hiện nay là việc tổ chức thực hiện thôi”.
Trong ngày họp thứ 3 Kỳ họp thứ 5, quốc hội khóa 14, sáng ngày 23/5, Quốc hội đã nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.
Thảo luận tại Hội trường sáng 23/5 về Dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (Luật đặc khu) tuy còn một số ý kiến khác nhau, nhưng đa số đại biểu quốc hội đều ghi nhận những tiếp thu, chỉnh sửa của Cơ quan soạn thảo và cho rằng, sau khi tiếp thu ý kiến ĐBQH tại phiên thảo luận này đã đủ điều kiện để“bấm nút” thông qua dự thảo Luật.
Các đại biểu họp phiên toàn thể thảo luận về một số nội dung còn có những ý kiến khác nhau của Dự thảo dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.
Tại phiên thảo luận ngày 23/5, đại biểu Võ Thị Như Hoa (đoàn Đà Nẵng) nói việc cấp giấy đầu tư theo thủ tục rút gọn là cần thiết để sớm triển khai dự án đầu tư. Tuy nhiên, mấu chốt vẫn là tính hiệu quả dự án
“Cần có sự đánh giá kỹ lưỡng, không nên vì tiến độ mà không đánh giá đầy đủ tính khả thi, hiệu quả của dự án”, bà Hoa nói.
Đại biểu Dương Minh Tuấn, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lưu ý, về ngành nghề ưu tiên phát triển ở đặc khu. Khoản 4 Điều 16 quy định: “Các dự án đầu tư quy định tại Phụ lục 1, 2, 3 của luật này thực hiện giải ngân theo đúng tiến độ cam kết nhưng không quá 5 năm kể từ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”.
Đề nghị chỉnh sửa theo hướng quy định: “Các dự án phải thực hiện giải ngân theo đúng tiến độ cam kết nhưng không quá 5 năm kể từ khi nhà đầu tư được bàn giao mặt bằng, trừ trường hợp việc chậm bàn giao mặt bằng do lỗi của nhà đầu tư”.
Đại biểu Lê Thu Hà – Lào Cai cho rằng, về thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu, tôi vẫn bảo lưu ý kiến cân nhắc thêm về việc quy định thời hạn sử dụng đất 99 năm đối với dự án đầu tư trong trường hợp đặc biệt và cần xác định rõ thế nào là trường hợp đặc biệt.
Vì theo thông lệ chung của thế giới 99 năm là con số tượng trưng cho sự lâu dài vượt quá một đời người, có hàm ý pháp lý là sự tô nhượng hay trao quyền sở hữu đối với lãnh thổ
Dự luật này là nền tảng pháp lý quan trọng cho sự hình thành và phát triển của 3 đơn vị đặc khu hành chính kinh tế đặc biệt là Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú Quốc.
Sau đợt trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 4, đến nay, Dự thảo dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng để ngày càng hoàn thiện hơn.
Trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần gần đây nhất thảo luận về Dự luật này, dù nội dung vẫn còn những ý kiến khác nhau là các quy định về chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư, nguồn nhân lực và thẩm quyền của trưởng các đặc khu
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu và giải trình ý kiến ĐBQH. Theo Bộ trưởng, đến thời điểm này, Dự thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt đã hội tụ đủ điều kiện xin phép Quốc hội thông qua.
“Chúng tôi cho rằng đã đến lúc hội tụ đủ các điều kiện để sau hôm nay tiếp thu, hoàn chỉnh bước nữa thì có thể đủ điều kiện để thông qua. Xin phép đề nghị với Quốc hội cho phép thông qua trong kỳ họp lần này.
Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là chúng ta phải ban hành sớm để triển khai. Trong quá trình triển khai thực hiện, chúng ta có thể xem xét để điều chỉnh, sửa đổi chứ không chỉ dừng lại ở đây”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.
Hiện nay Hàn Quốc trong 10 năm họ đã sửa 6 lần, Nhật Bản trong 3 năm cũng sửa 2 lần, cho nên chúng ta cũng không quá cầu toàn, tất nhiên cần thận trọng như tất cả các ý kiến mà các vị đã nêu. Vấn đề hiện nay là việc tổ chức thực hiện thôi.
Thế Hải/Báo Đầu tư